Những giải pháp công nghệ cao thay thế vật liệu truyền thống

Panel cách nhiệt

Panel cách nhiệt là giải pháp cách âm, cách nhiệt, chống cháy sử dụng trong xây dựng. Vật liệu công nghệ cao này ra đời, nhằm khắc phục các điểm yếu của phương pháp xây tô truyền thống (như gạch, bê tông…) đối với các địa hình nền móng yếu, dễ lún sụt.

Nhờ công nghệ sản xuất tân tiến, các tấm cách nhiệt cho độ bền cao, cũng như đạt hiệu suất siêu cách âm cách nhiệt, chống nóng chống cháy, trước các tác động hư hại từ môi trường. Panel cách nhiệt đảm bảo cho vách, trần và mái của nhà xưởng được khai thác và sử dụng lâu dài, mà không cần phải bỏ ra chi phí cho công tác bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

Ứng dụng panel cách nhiệt giúp các nhà đầu tư, nhà thầu rút ngắn thời gian thi công của công trình, dự án. Một khu nhà xưởng với diện tích hơn 25.000m2 có thể hoàn thành chỉ trong thời gian 3 tháng.

Ngoài tính năng cách nhiệt, chống cháy, panel còn đạt tiêu chuẩn của vật liệu nhẹ, tỷ trọng 48kg một m3. Một đặc tính rất cao của vật liệu xây dựng, giúp giảm tải trọng kết cấu, giảm lực ép cọc móng cho công trình. Vật liệu đặc biệt thích hợp cho các vùng có thổ nhưỡng dễ lún sụt, sình lầy nhiễm mặn hay oxy hóa cao.

Ngoại quan nhà máy sử dụng vật liệu panel cách nhiệt. Ảnh:Quỳnh Trần.

Ông Giáp Văn Thanh – Tổng giám đốc Công ty TNHH Cách nhiệt Phương Nam – đơn vị hơn 25 năm sản xuất và cung cấp các giải pháp cách âm cách nhiệt cho biết, panel cao cấp đang nhận được sự quan tâm của các khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân. Trong năm 2019-2020, danh sách đối tác của doanh nghiệp trong nhiều năm qua đang mở rộng nhanh chóng, trong đó có nhiều tập đoàn đầu ngành dược phẩm, thực phẩm, chăn nuôi, hàng không…

Dòng sản phẩm chủ lực của công ty này là Pisocy panel có hệ số cách nhiệt cao, đáp ứng kho lạnh âm sâu lên đến -50 độ C, chống thất thoát nhiệt và không đóng tuyết khi lắp đặt. Trong khi chống cháy cấp độ B2 (EI 60 của Cục PCCC cấp ngày 16/10/2017) có khả năng chịu nhiệt lên đến 180 phút ở nhiệt độ 300 độ C.

“Để lắp dựng một kho lạnh đáp ứng nhiệt độ 0 xuống âm 10 độ C, nếu dùng tấm panel Pisocy thì độ dày vách chỉ là 100mm, trong khi đối với gạch nung là 400mm. Chưa kể, để nuôi được độ lạnh thì công trình xây gạch cũng cần lượng điện năng tiêu thụ gấp bốn lần”, ông Giáp Văn Thanh nói.

polyad

Công xưởng sản xuất panel cách nhiệt công nghệ châu Âu tại TP HCM. Ảnh:Quỳnh Trần.

Kính Low-E

Kính tiết kiệm năng lượng hay kính Low-E đang dần được sử dụng rộng rãi. So với các tấm kính truyền thống, sản phẩm có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Để có hiệu quả cách nhiệt này, kính được sản xuất với hai lớp và khoảng không khí ở giữa. Trên bề mặt phôi kính trắng được phủ thêm các lớp vật liệu vô cơ.

Kính thường được sử dụng cho các công trình văn phòng, nhà ở ứng dụng kiến trúc kính cho mặt dựng. Việc chọn kính Low-E giúp chủ công trình tiết kiệm điện năng cho hệ thống điều hòa không khí, đảm bảo quá trình làm mát hoặc sưởi ấm nhanh cho các không gian phòng ốc.

polyad

Kính Low-E dùng mặt ngoài đáp ứng tốt nhu cầu cách nhiệt, chống nóng hiệu quả cho các công trình ứng dụng kiến trúc kính.

Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái thay thế cho các tấm lợp truyền thống như tôn kẽm, tôn mạ màu, ngói. Đây là sản phẩm lợp mái đa dụng giả ngói được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường. Sản phẩm còn có trọng lượng siêu nhẹ, thiết kế kiểu dáng dạng sóng và đa dạng lựa chọn màu sắc giống ngói. Vật liệu còn có ưu thế hơn ngói lợp truyền thống bởi không bị ăn mòn bởi muối biển, hóa chất, kềm, amoniac, không tiếng ồn khi mưa, có tính dẻo dai linh hoạt.

Bảo An